Chuyên mục sức khoẻ

KIẾT LỴ LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

KIẾT LỴ LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

1. Kiết lỵ là gì?

Kiết lỵ là một bệnh đường tiêu hóa gây ra tiêu chảy có máu. Bệnh không gây những triệu chứng rõ ràng nên nhiều người lầm tưởng do tiêu chảy lâu ngày gây nên. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm đến các cơ quan khác trong cơ thể.

2. Triệu chứng thường gặp 

2.1. Những dấu hiệu và triệu chứng của kiết lỵ

Kiết lỵ ở dạng mầm bệnh nên không xuất hiện triệu chứng, nhưng một số biểu hiện khi bị kiết lỵ có thể giúp bạn nhận diện căn bệnh:

  • Đau quặn bụng, đau rát hậu môn, mót rặn;
  • Phân lỏng, có nhiều dịch nhầy và máu;
  • Một ngày có thể đi đại tiện từ 5 - 10 lần;
  • Thường đau ở manh tràng (dễ bị lầm với đau ruột thừa) dọc theo khung đại tràng (dễ nhầm với loét dạ dày);
  • Có thể kèm triệu chứng sốt nhẹ.

Biểu hiện lâm sàng ngoài ruột thường là áp-xe gan, có thể vỡ vào màng bụng, màng phổi, màng ngoài tim.

2.2. Biến chứng có thể gặp khi bị kiết lỵ

Kiết lỵ về lâu dài có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Thủng ruột.
  • Xuất huyết tiêu hóa.
  • Lồng ruột (một đoạn ruột bên trên di chuyển và chui vào đoạn ruột phía dưới hoặc ngược lại, làm tắc nghẽn sự lưu thông của ruột).
  • Viêm loét đại tràng sau lỵ.
  • Viêm ruột thừa do amip.

Đối với trẻ nhỏ rặn nhiều sẽ:

  • Bị sa hậu môn (gây bệnh trĩ);
  • Vì mất nhiều chất bổ dưỡng nên trẻ dễ bị viêm đa dây thần kinh;
  • Hội chứng viêm niệu đạo kết mạc mắt có thể xuất hiện sau khi bị lỵ;
  • Trẻ có thể bị viêm khớp rồi để lại di chứng teo cơ.

2.3. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi phát hiện có hiện tượng đi phân lỏng nhiều lần trong ngày hoặc phân có chứa máu và mủ, bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra và tư vấn. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

kiết lỵ

 

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây kiết lỵ là vì nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella. Trong đó, vi khuẩn Shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng.

Trong những nghiên cứu khác:

Theo Y học hiện đại:

  • Do amip, một loại trùng được tìm ra năm 1875 .
  • Do trực khuẩn ngắn không di động, gam âm gây ra.

Theo Y học cổ truyền:

  • Thấp nhiệt: Trong thời điểm giao mùa từ hạ sang thu, nhiệt tà bị uất, thấp khí bị ứ trệ cùng với nhiệt độc kết hợp với nhau tạo thành máu và mũi gây ra lỵ.
  • Sử dụng nguồn thức ăn không sạch, ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn chứa chất béo làm hại tỳ vị, khiến thấp ủng trệ bên trong nung đốt tạng phụ, khí huyết ngưng trệ sinh máu và mũi.  
  • Cơ thể nhiễm dịch khí, ủng trệ trường vị, hợp với khí huyết sẽ hóa ra máu, mũi thành bệnh lỵ.

4. Nguy cơ mắc phải 

Những ai có nguy cơ bị kiết lỵ?

Kiết lỵ thường lây qua đường phân với nhiều dạng tiếp xúc như:

  • Người bị bệnh đi cầu không rửa tay rồi dùng tay nhiễm Shigella để bóc thức ăn. Khi người khác ăn phải thức ăn nhiễm bẩn cũng sẽ bị kiết lỵ.
  • Tiếp xúc với vật nuôi mang mầm bệnh.
  • Ruồi đậu vào phân nhiễm khuẩn và truyền bệnh đến những nơi chúng đậu vào.
  • Bào nang dính dưới móng tay.
  • Hoạt động sinh dục.

5. Phương pháp chẩn đoán và điều trị 

5.1. Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán kiết lỵ

Để chẩn đoán bệnh kiết lỵ, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra một số vấn đề sau:

  • Phân người bệnh.
  • Tình trạng đau bụng.
  • Người bệnh có người nhà hoặc người cùng sống chung bị nhiễm bệnh.
  • Môi trường sống xung quanh.
  • Nội soi vùng tiêu hóa.
  • X-quang ruột già.
  • Kiểm tra huyết thanh.

5.2. Phương pháp điều trị kiết lỵ hiệu quả

Dùng thuốc tiêu diệt khuẩn Amip như: Emetine, metronnidazole, dehydro - emetine,...

Các loại thuốc tiêu diệt khuẩn Shigella: Ciprofloxacine, péfloxacine, ofloxacine; bactrim.

6. Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa 

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của kiết lỵ

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Điều đặc biệt quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh kiết lỵ đó là vấn đề vệ sinh các nhân và vệ sinh môi trường xung quanh. Để xây dựng hàng rào miễn dịch ngăn chặn vi khuẩn gây kiết lỵ tấn công vào cơ thể, chúng ta cần:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và lòng bàn tay sau khi đi đại tiện.
  • Đảm bảo tay luôn sạch khi chế biến thực phẩm.
  • Thức ăn phải có nguồn gốc, chất lượng an toàn, đảm bảo vệ sinh.
  • Ăn chín, uống sôi, hạn chế dùng thực phẩm sống và các thực phẩm bị ruồi bọ bâu vào.
  • Xử lý phân, rác đúng cách, vệ sinh.
  • Thường xuyên tắm rửa chó mèo, kiểm tra định kỳ.

Đang xem: KIẾT LỴ LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng