Chuyên mục sức khoẻ

TẮC LỆ ĐẠO: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ HƯỚNG ĐIỀU TRỊ

TẮC LỆ ĐẠO: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ HƯỚNG ĐIỀU TRỊ

1. Bệnh tắc lệ đạo là gì?

Lệ đạo là một hệ thống giúp dẫn lưu dịch nước mắt ở mắt, bao gồm lễ lệ, túi lệ, lệ quản, ống lệ - mũi. Nước mắt luôn được sản sinh để bôi trơn và làm sạch nhãn cầu, sau khi làm sạch, chúng được dồn về gốc trong mắt và dẫn qua lệ đạo vào ống lệ - mũi xuống mũi. Như vậy, dịch nước mắt không bị ứ tại nhãn cầu. 

Khi không bị kích thích cảm xúc, trong nhãn cầu luôn có chứa lượng dịch nước mắt nhất định. Dịch nước mắt này sẽ được đào thải nhờ ống dẫn lệ đạo xuống mũi. Tắc lệ đạo là tình trạng tắc trong lệ đạo gây ứ dịch nước mắt. 

Vị trí tắc nhiều nhất thường là ở ống dẫn nước mắt từ lệ đạo xuống mũi. Ứ dịch nước mắt có thể gây ra viêm túi lệ, nhiễm trùng tuyến lệ,... Tình trạng nước mắt chảy nhiều mà không có sự thay đổi cảm xúc (tình trạng buồn bã, đau đớn đến khóc, dị vật bay vào mắt,...) là dấu hiệu của bệnh tắc lệ đạo. 

Trẻ em là đối tượng dễ bị tắc lệ đạo nhất,thường do nguyên nhân bẩm sinh. Trẻ bị tắc lệ đạo kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đồng thời cũng gây ra sự khó chịu cho trẻ, làm trẻ dễ quấy khóc hơn. 

tắc lệ đạo

Tắc lệ đạo bẩm sinh ở trẻ

2. Nguyên nhân gây tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh

Không có điểm lệ: Trẻ không có điểm lệ nên khiến mắt lúc nào cũng ứ nước do bị tắc. 

Rò túi lệ bẩm sinh: lỗ rò này nằm ở vùng da gần góc trong của mắt, lỗ này làm chảy nước mắt ra ngoài gây nên gây nên tình trạng mắt lúc nào cũng ứ nước. 

Tắc ống lệ- mũi bẩm sinh: ống lệ mũi làm nhiệm vụ dẫn lưu nước mắt xuống mũi, trẻ thường hay bị tắc ống mũi - lệ hơn hai trường hợp trên.

Nguyên nhân của tắc ống lệ mũi bẩm sinh còn do quá trình hình thành lệ đạo trong bào thai chưa hoàn chỉnh, thường gặp ở trẻ sinh non. 

Bệnh có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt. Nếu tình trạng lâu ngày có thể gây ra viêm kết mạc, chảy mủ nhầy, sưng nề mi mắt. [1]

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tắc lệ đạo

Trẻ sơ sinh dù không khóc nhưng hay bị chảy nước mắt và có ghèn mắt.  Đặc biệt ghèn này xuất hiện nhiều vào mỗi sáng khi trẻ thức dậy. Phần góc trong của mắt thường có nhiều ghèn nhất. 

Mi mắt trẻ lúc nào cũng ướt, khe mi lúc nào cũng có thấy nước mắt. Lông mi trẻ bị ướt dính vào nhau. 

Thỉnh thoảng góc mắt bị sưng. 

Vùng da bị tiếp xúc với nước mắt nổi ban đỏ do kích ứng: ban đỏ quanh khóe mắt trong. 

Đỏ mắt.

Nếu quá trình tắc kéo dài, đặc biệt là tắc ở ống lệ - mũi trong lệ đạo khi không được điều trị kịp thời có thể gây ra viêm túi lệ mạn tính. Lúc này bắt buộc phải can thiệp ngoại khoa để làm thông ống lệ- mũi. 

Nước mắt bị ứ đọng tại túi lệ có thể gây ra nhiễm trùng tại đường lệ, viêm túi lệ. Đau nhức quanh khóe mắt, thậm chí có mủ thoát ra ngoài nhiều,...

Triệu chứng toàn thân của trẻ khi bị tắc lệ đạo gây viêm có thể làm trẻ hay quấy khóc do đau, khó chịu ở mắt, ngoài ra có thể kèm triệu chứng sốt. [2] 

tắc lệ đạo

Triệu chứng tắc lệ đạo bẩm sinh

4. Chẩn đoán tắc lệ đạo bẩm sinh

Hỏi bệnh: hỏi bố mẹ của đứa trẻ để biết được tình trạng và diễn biến bệnh của trẻ, xác định được thời gian bệnh diễn biến có thể cần điều trị dự phòng biến chứng.  

Khám lâm sàng thấy: 

Long lanh nước mắt, mắt có ứa nước, mi mắt có thể dính mủ.

Ấn vào vùng túi lệ có thể gặp trào chất nhầy ra ngoài, trẻ đau và khóc khi bị ấn vào. 

Vùng da xung quanh góc mắt trong đỏ, phù nề, lúc này là biểu hiện bệnh của viêm túi lệ. 

Khám để loại trừ nguyên nhân khác gây chảy nước mắt như Glaucome, quặm mắt. 

Cần chẩn đoán phân biệt với các trường hợp bệnh sau: 

Tắc lệ mũi do bất thường ở xương.

Viêm kết mạc sơ sinh.

Quặm bẩm sinh.

Glocom bẩm sinh.

5. Điều trị tắc lệ đạo bẩm sinh

5.1. Điều trị bảo tồn

Massage vùng túi lệ 2 - 4 lần/ngày, làm mỗi ngày liên tục trong 4 tuần. Cách mát xa cho bé mà người mẹ cần lưu ý để làm đúng: Dùng ngón tay đã được vệ sinh sạch, đặt ngón tay trỏ lên điểm lệ quản chung ở góc trong mắt, vuốt xuống nhiều lần liên tục. Lực massage nên nhẹ nhàng, đảm bảo không gây đau cho con. 

Khi massage sẽ gây áp lực nhẹ nhàng đến ống dẫn, giúp chất lỏng trong túi lệ lưu thông tốt hơn nhờ lực đẩy, dịch được đẩy ra ngoài từ từ. Do đó mẹ cần lưu ý massage cho con khoảng 10 phút một ngày, mỗi ngày thực hiện tầm 6 lần. 

Nếu có dấu hiệu của nhiễm trùng, cần được bác sĩ chỉ định cho dùng kháng sinh. Điều trị tại chỗ bằng kháng sinh nhỏ mắt. 

5.2. Thông lệ đạo

Nếu điều trị bảo tồn không đem lại hiệu quả cao. Cần thực hiện thông lệ đạo cho trẻ. Thường chỉ định thủ thuật thông lệ đạo khi trẻ trên 4 tháng tuổi. 

Thông lệ đạo giúp loại bỏ được các dịch mủ nhầy. Tuy nhiên, có những bé cần phải duy trì thông nhiều lần do bệnh tái  phát. Lúc này, có thể sử dụng phương pháp đặt ống silicon cho trẻ.

5.3. Đặt ống Silicon

Chỉ định khi:

Nếu thông lệ đạo 3 lần thất bại, cần đặt ống silicon để dẫn lưu dịch nước mắt. 

Khi trẻ trên 1,5 tuổi.

Que thông lệ đạo có nhiều đoạn bị dừng.

5.4. Thuốc kháng sinh

Nếu con bạn bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ hoặc thuốc mỡ kháng sinh.

5.5.Phương pháp khác

Ngoài ra, phương pháp điều trị tắc lệ đạo bẩm sinh được sử dụng còn tùy theo độ tuổi và nguyên nhân gây bệnh: 

Nếu nguyên nhân do màng ngăn ở điểm lệ thì có thể rạch làm thông lệ đạo.

Nếu nguyên nhân do rò túi lệ thì điều trị bằng cách phẫu thuật đóng lỗ dò. 

Nếu nguyên nhân do tắc ống lệ mũi bẩm sinh thì tùy theo độ tuổi các bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. [3] 

6Cách giúp bé thoải mái hơn khi bị tắc lệ đạo

Khi trẻ bị tắc lệ đạo, dịch ứ nhiều và có mủ có thể gây ngứa mắt, khó chịu mắt. Lúc này mẹ người rửa mắt cho con hàng ngày. Cách rửa như sau: sử dụng nước sạch, dùng bông gòn sạch thấm nước rồi lau rửa nhẹ nhàng bên ngoài mắt cho bé, lấy hết các ghèn mắt dính trên khóe mắt và lông mi.

Lau mắt nhẹ nhàng cho bé. Tránh làm kích ứng do da của trẻ rất mềm và mỏng. 

Massage cho bé, giúp các dịch ứ nhầy có thể loại bỏ ra ngoài. Từ đó, trẻ sẽ thoải mái hơn, ăn ngon hơn. 

Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường như đỏ mắt, sưng nề góc mắt trong thì nên cho bé đi khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời. 

Sau khi điều trị, cũng cần theo dõi và khám lại cho con để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng.

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Vincent Iannelli (Ngày đăng 01 tháng 09 năm 2021). Blocked Tear Duct in Children, Verywell Health. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2021
  2. ^  Jonathan H. Salvin (Ngày đăng tháng 10 năm 2019). Tear-Duct Blockage, Kidshealth. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2021
  3. ^ SickKids (Ngày đăng 21 tháng 7 năm 2014). Blocked tear ducts, About Kids Health. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2021

Tìm thêm thông tin tại đây.

Đang xem: TẮC LỆ ĐẠO: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ HƯỚNG ĐIỀU TRỊ

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng