Chuyên mục sức khoẻ

NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ UNG THƯ: BẠN CÓ BIẾT?

NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ UNG THƯ: BẠN CÓ BIẾT?

NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ UNG THƯ: BẠN CÓ BIẾT?

1. Ung thư là gì?

Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, là nhóm bệnh xảy ra khi các tế bào phát triển một cách không kiểm soát được, vượt ra ngoài giới hạn thông thường, gây xâm lấn các bộ phận liền kề và có thể di căn sang cơ quan khác. 

Bệnh có thể xảy ra ở hầu hết các cơ quan hoặc mô trong cơ thể từ da, xương, mạch máu, cơ đến phổi, thận và nhiều cơ quan khác. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, đóng một vai trò quan trọng trong cả quá trình phát triển và tiến triển của ung thư.

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới, chiếm gần 10 triệu ca tử vong vào năm 2020. Ung thư phổi, tuyến tiền liệt, đại trực tràng, dạ dày và gan là những loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới, trong khi ung thư vú, đại trực tràng, phổi, cổ tử cung và tuyến giáp là những bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ. Trong đó, ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

2. Nguyên nhân

Ung thư là do những thay đổi (đột biến) của DNA trong tế bào. Đột biến gen xảy ra thường xuyên trong quá trình phát triển bình thường của tế bào. Bình thường, các tế bào trong cơ thể có cơ chế nhận biết lỗi xảy ra và sửa chữa sai lầm. Trường hợp các gen sửa lỗi bị đột biến, sai sót bị bỏ qua có thể khiến tế bào bình thường trở thành tế bào ung thư.

NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ UNG THƯ: BẠN CÓ BIẾT?

Đột biến gen có thể xảy ra vì một số lý do, ví dụ:

  • Đột biến gen bẩm sinh: Đột biến có từ khi mới sinh do di truyền từ cha mẹ. Loại đột biến này chiếm một tỷ lệ nhỏ (khoảng 5% - 10%) 
  • Đột biến gen xảy ra sau khi sinh: Hầu hết các đột biến gen xảy ra sau khi bạn sinh ra và không do di truyền. Những đột biến này là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố di truyền và ba loại tác nhân bên ngoài, bao gồm:

- Tác nhân vật lý: tia cực tím và bức xạ ion hóa…

- Tác nhân hóa học: amiăng, các chất hóa học trong khói thuốc lá, rượu, aflatoxin (chất gây ô nhiễm thực phẩm), và asen (chất gây ô nhiễm nước uống)...

- Tác nhân sinh học: một số vi rút (vi rút u nhú - HPV), vi rút viêm gan B, vi rút viêm gan C và vi rút Epstein-Barr…), vi khuẩn (Helicobacter pylori…),hoặc ký sinh trùng

3. Triệu chứng, cần đi khám để chẩn đoán sớm

  • Tiết dịch, máu bất thường ( vú, cổ tử cung)
  • Đau đầu, ù tai,ngạt mũi một bên, chảy nước mũi có máu (vòm họng)
  • Nói khó, nuốt vướng (thanh quản thực quản)
  • Đau bụng, đầy bụng sau khi ăn, nôn ra máu hoặc có máu trong phân (dạ dày)
  • Nổi hạch bất thường (hạch)
  •  Thay đổi tính chất nốt ruồi hoặc có vùng da bất thường (ung thư hắc tố hoặc da)
  • Rối loạn tiêu hóa kéo dài, thay đổi trong việc đi đại tiểu hàng ngày, nhất là đại tiện hoặc tiểu tiện ra máu (đường tiêu hóa và tiết niệu)
  • Sờ thấy cộm trong vú, tiết dịch ở núm vú không phải sữa (vú)
  • Ho kéo dài, ho ra máu, đau ngực, khó thở (phổi)
  • Sụt cân không rõ lý do

4. Các yếu tố nguy cơ 

  • Tuổi cao

Tệ mắc bệnh tăng đột biến theo độ tuổi, rất có thể là do sự tích tụ của các nguy cơ gia tăng theo tuổi tác. Sự tích tụ rủi ro tổng thể kết hợp với xu hướng các cơ chế sửa chữa tế bào kém hiệu quả hơn khi một người già đi.

  • Lối sống

Một số yếu tố có thể dẫn đến đột biến gen và phát triển ung thư:

- Thuốc lá

NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ UNG THƯ: BẠN CÓ BIẾT?

- Tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím

- Chế độ ăn không lành mạnh: nhiều thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn…

- Rượu bia

- Quan hệ tình dục không an toàn (dẫn đến nhiễm vi rút)

- Tình trạng viêm, chẳng hạn như viêm loét đại tràng hoặc béo phì

  • Môi trường sống/ làm việc

Các tác nhân môi trường sau có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh:

- Tiếp xúc bức xạ, tia cực tím,...

- Tiếp xúc với chất gây ung thư hóa học: amiang, benzen,…

- Hóa trị và xạ trị liều cao (chủ yếu ở trẻ em đang được điều trị các bệnh ung thư sẵn có)

- Thuốc nội tiết

- Thuốc ức chế miễn dịch (do người ghép tạng dùng)

- Chất phóng xạ

  • Tình trạng sức khỏe của bản thân

Một số tình trạng sức khỏe mãn tính, chẳng hạn như viêm loét đại tràng, có thể làm tăng đáng kể nguy cơ bệnh.

  • Tiền sử gia đình

Những người trong gia đình có người bị ung thư là đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư, cần chú ý tầm soát ung thư.

5. Phòng ngừa

WHO khuyến cáo, bạn có thể làm giảm nguy cơ ung thư bằng cách:

  • Bỏ thuốc lá.
  • Tránh tiếp xúc với bức xạ tia cực tím, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh: ăn giàu rau quả, chất xơ, protein, hạn chế thịt đỏ, hạn chế ăn đồ chiên nướng, uống nhiều nước...
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Hạn chế uống rượu: là tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và tối đa hai ly mỗi ngày đối với nam giới.
  • Khám sàng lọc ung thư
  • Tham khảo bác sĩ về việc chủng ngừa: vaccine HPV phòng ung thư cổ tử cung, vaccine viêm gan B phòng ung thư gan. 

Xem thêm bài viết tương tự tại đây.

Đang xem: NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ UNG THƯ: BẠN CÓ BIẾT?

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng