Chuyên mục sức khoẻ

ĐAU LƯNG: VỊ TRÍ, NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ HƯỚNG ĐIỀU TRỊ

ĐAU LƯNG: VỊ TRÍ, NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ HƯỚNG ĐIỀU TRỊ

1. Đau lưng là bệnh gì?

đau lưng

Đau lưng là bệnh thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Nếu bạn thường xuyên gặp phải những cơn đau lưng kéo dài, kèm theo những triệu chứng bất thường, bạn cần đến gặp bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý dưới đây:

  • Thoái hóa cột sống lưng: thường gặp ở người cao tuổi do tình trạng thoái hóa tự nhiên, nhưng hiện nay bệnh cũng đang có xu hướng trẻ hóa. Thoái hóa cột sống lưng gây khó khăn cho người bệnh trong quá trình di chuyển, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
  • Thoát vị đĩa đệm: là tình trạng nhân nhầy trong các bao xơ thoát ra ngoài, chèn ép lên các rễ thần kinh, gây ra những cơn đau đớn, khó chịu. Bệnh thường xuất hiện đột ngột khi bị chấn thương, khiêng vác nặng, hay xoay trở gập lưng mạnh, tác động lên cột sống làm cho đĩa đệm bị mài mòn, rách và trượt ra khỏi vị trí ban đầu.
  • Viêm cột sống: đây là dạng bệnh lý xương khớp tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể bắt đầu tấn công các mô và tế bào khỏe mạnh. Viêm cột sống ảnh hưởng lớn đến sụn và xương dưới sụn khiến cột sống đau nhức, khó khăn mỗi khi cử động. Thậm chí, trong trường hợp bệnh nặng, các lớp sụn bị phá hủy hoàn toàn, các gai xương ở lớp sụn hình thành, đâm vào các rễ thần kinh gây đau buốt. Các cơn đau này thường bắt đầu ở vùng thắt lưng, có thể lan xuống mông, bắp chân, bàn chân, cản trở khả năng di chuyển bình thường của người bệnh. Nếu không được điều trị sớm có thể làm biến dạng cột sống, rất khó phục hồi. 
  • Hẹp ống sống: là tình trạng ống sống bị thu hẹp, gây chèn ép lên tủy sống và rễ thần kinh. Đây là bệnh khá phổ biến thường gặp ở những người trên 50 tuổi, không có sự khác biệt giữa giới tính mắc bệnh. Những người bị hẹp ống sống thường gặp các biểu hiện như tê vai, mỏi cổ, đau lưng, đau dây thần kinh tọa, lan xuống hông, đùi, ảnh hưởng đến khả năng vận động, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.

đau lưng

Đau lưng là biểu hiện của các bệnh lý xương khớp 

  • Đau cơ xơ hóa: Bệnh xảy ra ở người trung tuổi, nhưng ít gặp hơn những bệnh kể trên. Đau cơ xơ hóa thường đi kèm với các biểu hiện như đau lưng, mệt mỏi, rối loạn nhận thức, lo lắng, căng thẳng, các cơn đau có xu hướng lan ra toàn cơ thể. 
  • Đau thần kinh tọa: dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, đảm nhiệm những chức năng quan trọng. Những cơn đau thần kinh tọa xảy ra khi khu vực này do bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm gây ra. Các cơn đau xuất hiện một cách từ từ hoặc đột ngột với tính chất âm ỉ hoặc dữ dội khác nhau. Trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây rối loạn giao cảm, tiểu tiện hoặc đại tiện không kiểm soát, có thể khiến bệnh nhân mất khả năng vận động.

2. Vị trí đau lưng

Tùy vào những vị trí khác nhau, mà tình trạng đau lưng có thể là biểu hiện của một bệnh lý cụ thể. Dưới đây là một số vị trí chính mà người bệnh đau lưng hay gặp phải:

  • Đau lưng bên trên, đau lưng bên dưới

Đây là 2 vị trí thường gặp nhất, là biểu hiện của các bệnh lý xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở vùng xương tại ngực rồi lan sang hai bên bả vai, cánh tay. Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như mất khả năng vận động, không kiểm soát được hành động.

  • Đau lưng bên trái, đau lưng bên phải

Khi thấy đau lưng âm ỉ ở những vị trí này kèm biểu hiện như tiểu nhiều, tiểu rắt ra máu thì hãy cẩn thận, có thể thận bạn đang gặp vấn đề. Bên cạnh đó, những người mắc các hội chứng ruột kích thích, viêm ruột thừa cũng thường gặp những cơn đau lưng ở các vị trí kể trên. 

  • Đau lưng, bụng, khung chậu

Những vấn đề về thận sẽ dẫn đến những cơn đau ở vùng lưng, bụng, khung chậu. Do đó, nếu gặp tình trạng này kéo dài, bạn cần đến gặp bác sĩ sớm để ngăn ngừa những hậu quả đáng tiếc.

  • Đau phần giữa phía trên lưng

Nếu bạn bị đau ở vùng giữa phía trên lưng kèm theo đau nhói ngực, nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch khá cao. Đừng quá chủ quan, hãy theo dõi sức khỏe và có những biện pháp xử lý kịp thời. 

  • Đau lưng và đau bụng

Vị trí đau lưng này có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải bệnh về tuyến tụy và dạ dày. Bên cạnh những cơn đau lưng, người bệnh có thể gặp thêm triệu chứng như đau bụng ở góc phần tư phía trên. 

  • Đau vùng thắt lưng

Những cơn đau ở vùng thắt lưng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó các yếu tố như bệnh xương khớp, đường tiết niệu có vấn đề, thói quen sinh hoạt, làm việc chưa khoa học,.. Chính vì vậy, khi có những triệu chứng của bệnh, bạn cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt, làm việc cũng như đến thăm khám bác sĩ sớm. 

đau lưng

3. Nguyên nhân và triệu chứng 

Bên cạnh các nguyên nhân bệnh lý đã được phân tích ở trên, tình trạng đau lưng còn xảy ra do những yếu tố dưới đây:

  • Thoái hóa tự nhiên: Tuổi càng cao, các khớp xương sẽ tăng nguy cơ thoái hóa, dẫn đến các bệnh lý xương khớp, chèn ép lên rễ thần kinh, gây nên những cơn đau ở vùng lưng, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
  • Chấn thương: chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ngã từ trên cao tác động lên cột sống. Trong trường hợp nhẹ người bệnh có thể cảm nhận ngay những cơn đau lưng ở phần mô mềm. Tuy nhiên, nếu tình trạng nặng, các đốt sống sẽ bị tổn thương, hình thành các gai xương, chèn lên dây thần kinh khiến bạn đau lưng.
  • Tính chất công việc: Những người thường xuyên làm các công việc nặng nhọc, phải đứng lên ngồi xuống nhiều, ngồi quá lâu cũng là nguyên nhân bị đau lưng. Để cải thiện tình trạng trên, bạn cần thay đổi tư thế làm việc, hạn chế làm những việc nặng trong thời gian dài.
  • Stress: đây cũng là một trong những yếu tố khiến bạn gặp phải những cơn nhức mỏi lưng. Lúc này, bạn nên thư giãn, có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Bẩm sinh, yếu tố di truyền: những người có thành viên trong gia đình bị đau lưng mãn tính cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường. 

Ngoài những cơn đau lưng, người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng dưới đây:

  • Cảm thấy đau và cứng khớp ở phía dưới của lưng;
  • Đau âm ỉ ở lưng;
  • Các cơn đau có xu hướng thuyên giảm khi người bệnh 
  • Cơn đau lưng bắt đầu từ vùng thắt lưng rồi lan xuống vùng hông, căng chân, bàn chân
  • Đôi khi người bệnh cảm thấy tê ran và ngứa chân;
  • Khó khăn trong quá trình di chuyển, người bệnh cảm thấy các cơn đau có xu hướng gia tăng khi đi bộ, chạy bộ hoặc làm các công việc nặng.

4. Hường điều trị 

Với các cơn đau bình thường do mỏi cơ hoặc lao động quá sức, có thể tự khỏi sau 1 - 2 tuần điều trị. Nếu bạn thường xuyên gặp các cơn đau trên trong thời gian kéo dài hoặc kèm theo những triệu chứng dưới đây, bạn cần liên hệ ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm:

  • Đau lưng kèm với sốt và ớn lạnh, buồn nôn
  • Người bệnh gặp các cơn đau nhiều hơn vào ban đêm hoặc đau lan xuống bụng dưới;
  • Cơn đau có xu hướng trở nên nặng hơn, đặc biệt đối với người trên 50 tuổi hoặc nhỏ hơn 20 tuổi hoặc người đã từng bị ung thư;
  • Người bệnh gặp phải triệu chứng tê và yếu liệt chân, mất cảm giác chi dưới
  • Bí tiểu hay tiểu tiện không tự chủ.

Xem thêm các bài viết tương tự tại đây

Đang xem: ĐAU LƯNG: VỊ TRÍ, NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ HƯỚNG ĐIỀU TRỊ

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng