Chuyên mục sức khoẻ

RỤNG TÓC: PHÂN LOẠI, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

RỤNG TÓC: PHÂN LOẠI, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

1. Rụng tóc bệnh lý là gì?

rụng tóc

1.1. Rụng tóc sinh lý: 

Thông thường mỗi sợi tóc có thể sống được khoảng từ 8 tháng đến 5 năm. Vì vậy, trong một chu kỳ sống, tóc sẽ dần già, yếu đi và rụng là điều bình thường.

Một người khỏe mạnh có thể rụng từ 50 đến 100 sợi tóc/ngày. Sau khi tóc rụng một lượng tóc mới sẽ được mọc lên để thay thế, bù lại số lượng sợi tóc đã bị rụng để đảm bảo độ dày ổn định cho mái tóc.

1.2. Rụng tóc bệnh lý: 

Khi lượng tóc rụng lớn hơn 100 sợi/ ngày thì được gọi là bệnh rụng tóc. Nhận biết tình trạng rụng tóc bệnh lý qua một số dấu hiệu như:

  •  Tóc rụng nhiều (trên 100 sợi/ngày), nhất là khi gội đầu, ngủ dậy và khi vuốt tóc, chải đầu thấy lượng tóc bám vào nhiều hơn bình thường.

  • Tóc con mọc lên thì tóc yếu, mảnh, xoăn hoặc thậm chí không có tóc con mọc lên

  • Tóc mảnh, thưa có thể thấy rõ da đầu ở nữ.

  • Tóc rụng thành từng mảng, có thể gây hói nhẹ đối với nam.

2. Nguyên nhân

Các nguyên nhân gây rụng tóc thường là do sự mất cân bằng yếu tố nội tiết nam hay nữ, căng thẳng, stress, yếu tố di truyền, thiếu dinh dưỡng, lạm dụng các hóa chất làm đẹp.

  • Bệnh lý tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp gây ra tình trạng mất cân bằng hormone tuyến giáp trong cơ thể. Bệnh suy giáp gây giảm lượng hormone, tuyến giáp hoạt động kém; Hoặc bệnh cường giáp cơ thể sản xuất quá nhiều hormone, tuyến giáp hoạt động quá mức. Rụng tóc là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh lý tuyến giáp. Khi lượng hormone tuyến giáp mất cân bằng sẽ cản trở quá trình trao đổi chất, dẫn đến nhiều nang tóc không hoạt động, từ đó tóc ít mọc và thưa dần.

  • Bệnh lý viêm nhiễm da đầu

Các loại nấm tóc ký sinh trên các tế bào chết của tóc và chúng dễ dàng lây lan ra toàn bộ da đầu. Dẫn đến các loại viêm da đầu, nhiễm trùng.... khiến tóc thưa yếu, dễ rụng. Nếu không điều trị dứt điểm bệnh nấm tóc, bệnh có thể gây rụng tóc từng mảng lớn và có thể dẫn đến hói đầu.

  • Rối loạn hệ thống miễn dịch ( bệnh lý tự miễn)

Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, cơ thể có thể bị nhầm lẫn nang tóc là yếu tố lạ xâm nhập, dẫn đến cơ thể hình thành kháng thể để đào thải các tế bào nang tóc. Trong đó đặc biệt là tế bào mầm tóc bị hủy hoại dẫn đến tóc rụng nhanh và sớm hơn bình thường.

  • Hội chứng buồng trứng đa nang

Ở phụ nữ, hội chứng buồng trứng đa nang gây ra mất cân bằng hormone làm cho cơ thể sản sinh ra quá nhiều nội tiết tố nam thay vì nội tiết tố nữ. Bệnh này thường gây tình trạng tóc rụng nhiều, trong khi lông ở mặt và những nơi khác trên cơ thể thì lại mọc nhiều hơn mức cần thiết.

  • Thiếu máu, thiếu chất

    Quá trình nuôi tóc tiêu tốn khá nhiều dưỡng chất để có một mái tóc chắc khỏe trong khi đó ở nữ giới lại dễ thiếu hụt máu và các chất dinh dưỡng quan trọng như kẽm, protein, sắt... do kinh nguyệt, mang thai, sinh nở hoặc bữa ăn không đủ chất. Khi hàm lượng dinh dưỡng không đầy đủ, các tế bào mầm tóc bị thiếu nuôi dưỡng, thiếu sức sống, tóc mọc yếu và dễ rụng hơn bình thường

3. Cách khắc phục 

3.1. Tránh tổn hại tóc

Nếu bạn là một người thường tác động đến tóc như uốn, nhuộm, sấy…thì bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:

  •  Hạn chế sử dụng máy sấy tóc

Sức nóng từ máy sấy tóc làm giảm đi các protein (chất đạm) trong tóc, đồng thời việc sấy tóc thường xuyên sẽ làm cho tóc trở nên mỏng manh, dễ gãy. Hong khô tóc tự nhiên là lựa chọn tốt nhất, vì thế bạn hãy thường xuyên sử dụng cách này thay vì dùng máy. Các thiết bị làm tóc khác như máy uốn, duỗi tóc cũng gây ra các hậu quả tương tự.

  • Tránh uốn tóc

Uốn tóc, kể cả việc duỗi hay làm xoăn bằng hóa chất, đều gây tổn hại đến tóc của bạn. Việc uốn, duỗi thường được thực hiện bằng cách phá vỡ các liên kết bên trong tóc, sau đó sắp xếp chúng lại theo các thứ tự khác nhau để làm xoăn hay thẳng. Quá trình này làm cho tóc của bạn yếu đi, gây khô xơ và dễ gãy. Nếu trải qua nhiều lần như thế sẽ dẫn đến tình trạng rụng tóc.

  •  Hạn chế nhuộm tóc và sử dụng hóa chất

Việc thường xuyên sử dụng thuốc nhuộm tóc sẽ làm gia tăng tình trạng rụng tóc. Bạn cũng lưu ý không thường xuyên nhuộm tóc từ 4 đến 6 tuần 1 lần. Khi tóc bắt đầu bạc, thì nên để tóc bạc tự nhiên thay vì chọn cách đi nhuộm màu cho tóc.

  • Không tẩy trắng tóc

Việc tẩy trắng sẽ làm mất đi các sắc tố tự nhiên trong tóc khi hóa chất thấm vào biểu bì. Quá trình này làm thay đổi cấu trúc tóc cũng như khiến chúng dễ bị tổn thương. Tẩy trắng cùng với tạo mẫu và sấy thật sự là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc nhiều.

  •  Không buộc tóc quá chặt

Một vài kiểu tóc đòi hỏi phải được buộc chặt bằng thun và kẹp. Nếu các kiểu tóc này được thực hiện thường xuyên mỗi ngày thì sẽ dẫn đến tình trạng rụng tóc. Tóc đuôi gà, tóc bím… chính là những ví dụ điển hình cho việc này.

  • Cách làm giảm tình trạng rụng tóc

3.2. Lựa chọn dầu gội phù hợp với da đầu

Lựa chọn dầu gội tốt sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể sức khỏe của tóc. Bạn xem tóc mình thuộc loại nào: tóc khô, nhờn hay khỏe và thử nhiều loại dầu gội khác nhau để tìm ra loại phù hợp. Đặc biệt, nếu bạn nhuộm tóc hay tóc có gàu, hãy lựa chọn dầu gội chuyên dùng. Những dầu gội cung cấp protein và dầu xả giúp tóc bạn trở nên suôn mượt và dày hơn tức thì, nhưng chúng không giúp phục hồi tóc hư tổn. Sử dụng dầu gội dành cho da nhạy cảm một cách thông minh. Sử dụng dầu gội cho da nhạy cảm giúp bạn duy trì da đầu và tóc khỏe mạnh. Hãy kiểm tra các thành phần trong dầu gội xem nó có phải là dầu gội dành cho da nhạy cảm hay không. Tránh các dầu gội có chứa sunfat, parapen và sulfonate. Thay vào đó, hãy ưa tiên dùng các dầu gội chứa Isethionate hay Glucoside.

3.3. Massage da đầu

Việc massage đầu với các loại dầu dưỡng như dầu dừa, hương thảo, oải hương hay hạnh nhân giúp gia tăng dòng máu chảy qua bề mặt da đầu và nang tóc. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp với các sản phẩm tinh chất chuyên biệt cho tóc yếu, hay rụng để giúp tóc chắc khỏe. Cọ xát và xoa bóp da đầu giúp làm ấm da và đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, nhờ vậy các tế bào trong nang tóc sẽ có một lượng lớn chất dinh dưỡng giúp thúc đẩy quá trình phát triển tóc. Massage da đầu còn giúp bạn thư giãn, nhờ đó toàn bộ các chức năng của cơ thể có thể hoạt động tốt.

Xem thêm bài viết tại đây

Đang xem: RỤNG TÓC: PHÂN LOẠI, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng