Chuyên mục sức khoẻ

TÁO BÓN: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH XỬ LÝ

TÁO BÓN: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH XỬ LÝ

Bệnh nhân được coi là bị táo bón nếu có ít nhất 2 trong 6 triệu chứng sau: 

- Đi ngoài dưới 3 lần một tuần.

- Cảm thấy khó đi ngoài trong ít nhất 25% số lần đi đại tiện.

- Đi ra phân cục và cứng trong ít nhất 25% số lần đi đại tiện.

- Có cảm giác tắc nghẽn hậu môn trực tràng trong ít nhất 25% số lần đi đại tiện.

- Có cảm giác đi không hết phân trong ít nhất 25% số lần đi đại tiện.

- Cần dùng tay để hỗ trợ tống phân ra ngoài trong ít nhất 25% số lần đi đại tiện.

Táo bón thường xảy ra phổ biến đối với trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ trong giai đoạn cuối thai kỳ.

1. Khai thác thông tin của người bệnh

1.1. Đặc điểm người bệnh

- Tuổi
- Tình trạng mang thai, cho con bú
- Tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn với thuốc

 1.2.Triệu chứng của người bệnh

Ngoài những triệu chứng đã nêu ở phần đại cương, táo bón còn có những triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, có cảm giác buốt mót, đau khi đại tiện, đau vùng thắt lưng dưới, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, giảm cân không rõ lý do, đi ngoài ra máu. 

1.3. Lối sống

Nhiều yếu tố trong chế độ vận động và sinh hoạt dẫn đến táo bón, ví dụ như:

- Chế độ ăn uống:
+ Không nạp đủ lượng chất lỏng và chất xơ cần thiết.

+ Sử dụng nhiều trà, cà phê và/hoặc uống nhiều rượu + Ăn nhiều chất béo

+ Thiếu vitamin B1.

  • Nghề nghiệp và thói quen: Ít hoạt động thể chất (ngồi nhiều, ít vận động),

thường xuyên nhịn đại tiện.

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt hoặc môi trường sống góp phần dẫn tới táo bón.
  • Đối với phụ nữ mang thai, táo bón thường xuất hiện trong thai kỳ và thường tự hết trong thời gian ngắn sau khi sinh. Thuốc điều trị táo bón có thể gây hại cho

- Các vấn đề tâm lý (trầm cảm, lo âu) là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thay đổi thói quen đại tiện, làm giảm phản xạ mót rặng, góp phần dẫn đến táo bón thai nhi, vì vậy cần thận trọng khi tư vấn lựa chọn, sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú.
- Người cao tuổi cũng thường xuyên bị táo bón do mất cân bằng chế độ ăn uống,

đặc biệt là uống ít nước, ít tập thể dục và sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc.

1.4. Tiền sử

Tiền sử bệnh lý

Tiền sử bệnh lý không liên quan đường tiêu hóa có thể là nguyên nhân gây táo bón, bao gồm:

  • Bệnh lý toàn thân gây mất nước trong cơ thể, làm phân khô và dẫn đến táo bón: tình trạng nhiễm khuẩn, sốt kéo dài, mất máu do phẫu thuật...
  • Bệnh không dung nạp gluten.
  • Bệnh lý toàn thân: đái tháo đường, suy giáp, đa xơ cứng, Parkinson, hội chứng ruột kích thích, cường cận giáp, suy giáp.
  • Tổn thương ống tiêu hóa: khối u đại-trực tràng, viêm đại tràng mạn tính, trĩ và nứt hậu môn.
  • Tổn thương ở ngoài ống tiêu hóa: khối u tử cung, u buồng trứng, u tiền liệt tuyến, u phần tiểu khung,...

Tiền sử dùng thuốc

Các loại thuốc có thể gây táo bón bao gồm:

  • Thuốc chẹn kênh calcium (ví dụ: verapamil)
  • Thuốc chứa thành phần kim loại: Calcium, sắt, thuốc kháng acid có chứa nhôm hoặc canxi
  • Thuốc giảm đau opioid
  • Một số thuốc chống co giật (carbamazepine, phenytoin, pregabalin)
  • Thuốc chống trầm cảm (thuốc chống trầm cảm ba vòng, một số chất ức chế monoamine oxidase).
  • Thuốc kháng histamin H1.....

    táo bón

     

2. Đánh giá tình trạng người bệnh - trường hợp cần thiết phải đi khám bác sĩ

Người bệnh cần đi khám bác sĩ khi táo bón kèm theo triệu chứng:

  • Táo bón kéo dài hơn 14 ngày mà không xác định được nguyên nhân
  • Thay đổi bất thường tình trạng đại tiện, ví dụ táo bón xen kẽ với tiêu chảy
  •  Phân có máu, chất nhầy, hoặc cả hai. 
  •  Đau bụng dữ dội khi đi ngoài
  •  Đau bụng kèm nôn và táo bón 
  •  Táo bón liên tục kèm đau bụng và sốt
  •  Giảm cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi

3. Khuyến cáo điều trị 

- Tình trạng táo bón có thể được cải thiện từ việc thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt: tăng lượng chất xơ ăn vào, tăng lượng dịch hấp thu và tăng cường vận động

+ Chất xơ: Lượng chất xơ khuyến nghị hàng ngày là 20–30 gram đối với người lớn. Đối với cho trẻ em lượng chất xơ cần bổ sung = tuổi + 5 gram/ngày. Thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan (ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, gạo lứt, hạt) và chất xơ hòa tan (ví dụ như, rau, đậu, hoa quả) có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa và cải thiện tình trạng táo bón. 

+ Dịch: Người lớn cần hấp thu 2 lít chất lỏng mỗi ngày (trừ trường hợp chống chỉ định, ví dụ như bệnh nhân mắc bệnh tim mạch hoặc bệnh lý thận).

+ Tăng cường tập thể dục, tránh nằm hoặc ngồi nhiều, xoa bụng kết hợp với đi ngoài đúng giờ, đi ngoài ngay lập tức khi có nhu cầu.

Cùng với những thay đổi về chế độ ăn uống, lối sống và luyện tập các biện pháp hỗ trợ đại tiện (thường xuyên và tích cực) là những bước đầu tiên trong quản lý táo bón, đặc biệt là ở trẻ em. Cố gắng đi ngoài ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng hay 30 phút sau khi ăn để tận dụng phản xạ dạ dày-kết tràng. Mát-xa bụng (theo chiều kim đồng hồ) trong khi bị táo bón. 

- Thuốc nhuận tràng chỉ được sử dụng khi các biện pháp thay đổi chế độ ăn và luyện tập không thể thực hiện được hoặc khi các biện pháp này thất bại. Có 4 nhóm thuốc nhuận tràng chính: thuốc nhận tràng làm tăng thể tích phân, thuốc nhuận tràng kích thích, thuốc nhuận tràng thẩm thấu và chất làm mềm phân. Lựa chọn thuốc nhuận tràng (thuốc không kê đơn) phải dựa vào đặc điểm và mong muốn của người bệnh. Cần lưu ý đến các tác dụng phụ có thể xảy ra và chi phí điều trị đi kèm.

Bảng 3.5: Thuốc nhuận tràng đường uống Table

Description automatically generated

Phối kết hợp các thuốc nhuận tràng có thể hiệu quả hơn so với sử dụng đơn độc. Thuốc đạn hoặc thuốc xổ có thể hữu ích cho việc tống phân, tuy nhiên hiện chưa có bằng chứng cho thấy chúng có tác dụng lâu dài đối với táo bón. Thuốc đạn và thuốc xổ có thể được sử dụng khi thuốc nhuận tràng đường uống không có hiệu quả.

Xem thêm các bài viết tại đây

Tài liệu Bộ Y Tế.

Đang xem: TÁO BÓN: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH XỬ LÝ

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng